Gỗ cao su đang dần trở thành một trong những nguồn nguyên liệu gỗ chính trong thị trường Việt Nam, và chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.

Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gỗ cao su thiên nhiên, với trên 80% sản lượng cao su được xuất khẩu. Vì vậy, đây được coi như một ngành công nghiệp thế mạnh của Việt Nam. Cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ chiếm 71% sản lượng cả nước, và tập trung ở Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

Tiềm năng của cây cao su

Cây cao su ban đầu xuất hiện ở Amazon- khu vực Nam Mỹ, nhưng ngày nay lại được trồng và sinh trưởng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á hoặc Châu Phi nhiệt đới. Cao su thuộc họ đại kích và cũng là cây có tầm quan trọng nhất về kinh tế trong chi Hevea. Khi cây đủ 5 đến 6 tuổi sẽ bắt đầu cho mủ đến độ tuổi 26 đến 30.

Khi hết vòng đời khai thác mủ, khi dừng cho mủ, cao su mới được thanh lý để lấy gỗ dùng cho công nghiệp. Cho nên gỗ cao su được đánh giá rất thân thiện với môi trường.

Gỗ cao su nhẹ, nhưng cứng vì thớ gỗ dày, ít co, vân gỗ đa dạng, màu sắc sáng phù hợp với nhiều kiểu hoàn thiện, thiết kế với các mục đích khác nhau.

Ứng dụng phổ biến từ gỗ cao su

Sau khi thu hoạch, cây cao su sẽ được cắt xẻ, ngâm tẩm chống mối mọt, sau đó được sấy khô đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn (< 12%) và cuối cùng là ghép, tạo thành phẩm. Ưu điểm của quá trình này là giúp gỗ bền chắc hơn và chịu được các điều kiện môi trường.

Các sản phẩm ứng dụng làm từ gỗ cao su phong phú với nhiều lựa chọn, ưa chuộng từ các thiết kế nội thất gia đình đến môi trường công ty, cửa hàng, khách sạn, rạp hát…bao gồm: cầu thang, bàn ghế gỗ, kệ trang trí, tủ, giường, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.